TT - Khi
Quốc hội thảo luận về Luật xây
dựng, có đại biểu cho rằng: sở dĩ
chất lượng công tŕnh thấp, tiến
độ không đảm bảo là do gần
đây có hiện tượng giá bỏ thầu
thấp, các nhà thầu xây dựng thi nhau phá giá
thầu để trúng thầu bằng mọi giá...
V́ vậy cần có qui định cấm các nhà
thầu xây dựng bỏ giá thầu dưới
giá thành.
Với tư cách
là một cử tri, tôi xin góp một vài ư
kiến tới Quốc hội về chuyện giá
bỏ thầu thấp và công tŕnh kém chất lượng:
Theo qui định
hiện hành, nhà thầu được đề
nghị trúng thầu phải có hồ sơ
dự thầu đáp ứng các yêu cầu về
kỹ thuật (bao gồm cả chất lượng
và tiến độ) như qui định tại
hồ sơ mời thầu và có giá thấp
nhất. Vấn đề cốt lơi liên quan đến
chất lượng công tŕnh là sau khi trúng
thầu nhà thầu phải thực hiện đầy
đủ và đúng những nội dung đă cam
kết trong hợp đồng.
Hăy nh́n lại
thực tế mà xem, những công tŕnh xây
dựng từ thời bao cấp như rạp
chiếu phim ở Hà Đông, Nhà hát chèo trên
đường Kim Mă, Hà Nội có phải v́ giá
thấp đâu mà chất lượng tồi
thế. Hay gần đây như đường
Hồ Chí Minh có đấu thầu đâu mà bây
giờ giá thành đội lên gần gấp 1,5
lần so với dự toán, trong khi chất lượng
vẫn c̣n quá nhiều điều cần bàn...
Nếu v́ giá
dự thầu thấp mà chất lượng công
tŕnh thấp, th́ hai gói thầu thuộc dự án
hầm đường bộ qua đèo Hải Vân
với giá trúng thầu chỉ bằng trên dưới
30% giá dự toán sẽ như thế nào? Thực
tế các nhà thầu vẫn đang thực
hiện tốt công việc của ḿnh đảm
bảo tiến độ đề ra. Xem ra câu
chuyện về chất lượng công tŕnh không
thể đổ lỗi cho giá cả.
Có rất
nhiều ví dụ thực tế sinh động
về việc giá thấp mà chất lượng
công tŕnh tốt (chẳng hạn như cầu
Phả Lại và một số gói thầu về
cầu trên quốc lộ 1), cũng như giá cao
mà chất lượng vẫn không ra ǵ (như
thực tế đă thấy).
C̣n một
thực tế đang được xă hội
hết sức quan tâm là nạn thất thoát trong
đầu tư xây dựng cơ bản. Theo ư
kiến của đại biểu Quốc hội
Trần Đ́nh Thành (Đồng Nai): Năm 2002
thanh tra lựa chọn các công tŕnh được
gọi là “tốt” cho ra kết quả thất
thoát 5 - 10%, cá biệt có công tŕnh thất thoát
tới 20%. Vậy nhóm công tŕnh “không tốt”
sẽ thất thoát trên mức 30%. Năm 2003 con
số này sẽ là bao nhiêu?
Một thực
tế nữa rất cần được các
đại biểu Quốc hội biết đến
là các doanh nghiệp tư nhân không bao giờ dám
bỏ giá thầu thấp đến mức
chịu lỗ. Quả thật là trong thời gian
gần đây có hiện tượng phá giá trong
đấu thầu, nhất là trong các gói thầu
xây dựng. Tuy nhiên, chỉ thấy các nhà
thầu là doanh nghiệp nhà nước bỏ giá
thấp đến mức phi lư. Dù giá phi lư nhưng
chủ đầu tư vẫn không loại
được họ v́ không chứng minh
được sự phi lư nằm ở chỗ nào.
Có điều là
sau khi trúng thầu, nhà thầu cùng với chủ
đầu tư liền t́m cách xin phê duyệt
lại thiết kế hoặc xin bổ sung
khối lượng công việc... Nghĩa là
họ t́m mọi cách để được
bổ sung giá trị hợp đồng. Kết
quả cuối cùng là tiền nhà nước
vẫn thất thoát. Thời gian, công sức,
tiền của bỏ ra để tổ chức
đấu thầu hầu như không có ư nghĩa
ǵ.
NHẬT
MINH |