Dự
án Hầm đường bộ qua đèo Hải
Vân: đă đến lúc ngành điện nhập
cuộc?
Theo
thiết kế, mọi hoạt động vận
hành diễn ra trong đường hầm Hải
Vân đều liên quan đến nguồn điện
cung ứng. Từ hệ thống ánh sáng, hút gió
đến cảnh báo tự động pḥng cháy,
camera giao thông... tất cả đều được
điều khiển bằng điện năng.
Điều này cho thấy, cả trước và
sau khi sự kiện thông đường hầm
diễn ra, yêu cầu nhập cuộc của ngành
điện ở công tŕnh quy mô này đă
phải đặt ra.
Ông
Nguyễn Hải, Trưởng pḥng Kế
hoạch - Quản lư xây dựng Công ty Truyền
tải điện 2 cho biết, ngay khi dự án
Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân
được triển khai, Tổng Công ty Điện
lực Việt Nam đă chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc ở địa
bàn miền Trung chuẩn bị phục vụ công
tŕnh này. Tổng Công ty đă có quyết định
số 1430 (ngày 08/10/1999) thống nhất điểm
đầu nối cung cấp điện cho
đường hầm ở đường dây
110 kV Huế - Đà Nẵng. Với trách nhiệm
phụ trách kỹ thuật lưới điện
miền Trung, Công ty Truyền tải điện 2
đă có Công văn số 18 (ngày 07/01/2002) gửi
ban quản lư dự án 85 Bộ giao thông - vận
tải yêu cầu phối hợp để
vận hành hệ thống điện - đo
đếm điện năng cho trạm 110 kV
đường hầm Hải Vân. Công văn
đă đề nghị đơn vị quản
lư công tŕnh quan tâm ngay các yếu tố kỹ
thuật trong xây lắp, chuẩn bị cung
ứng điện năng, cụ thể là
những thông số về thời gian cung cấp
điện, tiêu chuẩn chất lượng
điện, hoạt động truyền tải lưới
cao áp...
Nhằm
phục vụ công tác đào đường
hầm, ngành điện cũng triển khai đấu
nối theo yêu cầu và duy tŕ tốt nguồn
điện với đường dây 110kV tại
Trạm biến áp Liên Chiểu (Đà Nẵng)
cho cửa hầm phía Nam. Thời gian qua, các
sự cố về điện năng đă
xảy ra trên địa bàn Đà Nẵng và
phụ cận đều được ngành
điện xử lư với tinh thần tạo
điều kiện tốt nhất cho tiến
độ thi công hầm. Đồng thời,
nhằm chuẩn bị cho tương lai, một
số giải pháp kỹ thuật, đầu tư
hạ tầng đă được Công ty
Truyền tải điện 2 triển khai. "Chúng
tôi nghĩ rằng đă dự tính nhiều
vấn đề liên quan khâu phục vụ điện
cho hoạt động đường hầm sau này.
Trong kế hoạch đầu tư cải
tạo hệ thống truyền tải điện
mấy năm qua, chúng tôi luôn đề xuất
phần tính toán đến nhu cầu điện
sau khi hầm Hải Vân vận hành" - ông
Nguyễn Hải nhấn mạnh như vậy.
Tuy
nhiên, trên thực tế, ngành điện vẫn
chưa thật sự can dự vào dự án giao thông
đồ sộ này. Cho đến nay, Ban quản
lư dự án 85 vẫn chưa trả lời công văn
số 18 của Công ty Truyền tải điện
2, trừ các yêu cầu đấu nối điện
phục vụ thi công đường hầm. Toàn
bộ hoạt động đầu tư hệ
thống điện trong đường hầm, các
đơn vị ngành điện đều chưa
có thông tin nào từ đơn vị quản lư
dự án. Điều này cho thấy khả năng
phối hợp giữa hai bên vẫn c̣n khúc
mắc, và nếu không sớm cải thiện
sẽ có thể dẫn đến những
hạn chế trong công tác phục vụ
đường hầm về sau.
Theo
Ban Quản lư dự án 85, việc đầu tư
hệ thống điện đường hầm
Hải Vân đă thể hiện rơ bằng 02 gói
thầu số 3 và số 5 do Liên doanh nhà thầu
ABB - Kinden - Vinaicon thực hiện. Hai gói thầu này
bao gồm việc cung cấp lắp đặt
hệ thống điện trong hầm, xây
dựng và lắp đặt trạm biến áp
GIS 110/220kV, đường dây 110kV đấu
điện vào đường hầm. Thời
hạn thi công của 02 gói thầu này là 26 và 18
tháng, theo kế hoạch diễn ra trong năm 2003
này. Xét về năng lực đầu tư, các
nhà thầu đều bảo đảm sẽ
thực hiện tốt các gói thầu, nhất là
các thiết bị sẽ sử dụng công
nghệ mới đồng bộ. Lực lượng
cán bộ vận hành điện đường
hầm cũng đă được đưa
đi đào tạo chuyển giao công nghệ.
"Song
chúng tôi vẫn rất lo, v́ yêu cầu quy
hoạch và dự pḥng sự cố điện năng
mà ngành điện phải chịu trách nhiệm
chính th́ vẫn đang bỏ ngỏ" - Ông
Nguyễn Hải bày tỏ như vậy. Theo
đánh giá của Công ty Truyền tải Điện
2, có 03 vấn đề cần đặt ra ngay
với đường hầm Hải Vân. Thứ
nhất là phương thức cung ứng vận
hành hệ thống điện phải rơ ràng, làm
sao bảo đảm thông số kỹ thuật
giữa trạm biến áp đường hầm
với trạm biến áp đấu nối Liên
Chiểu. Nếu ngành điện không có số
liệu chính xác về kỹ thuật hệ
thống điện lưới trong hầm và
trạm biến áp đường hầm, rơ ràng
sự chuẩn bị đầu tư, nâng
cấp các thiết bị của ngành điện
sẽ rất khó khăn, có thể không bảo
đảm tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành
điện đường hầm.
Thứ
hai là quy tŕnh xử lư sự cố điện năng
đường hầm phải được
thống nhất ngay. Giả định của ngành
điện là, nếu trạm biến áp 110 kV
đường hầm bị sự cố kỹ
thuật vĩnh cửu sau khi sử dụng, rơ ràng
ngành điện phải ứng phó. Nhưng để
có đủ điều kiện kỹ thuật,
kể cả đầu tư trạm biến áp
dự pḥng, th́ ngành điện phải có kế
hoạch sẵn. Ngay các trường hợp
sự cố điện như đường dây
500 kV phải sa thải, ngành điện sẽ có
nguồn điện hỗ trợ cho đường
hầm ra sao, tất cả phải tiên liệu trước.
Hệ thống thông tin và các tiêu chí thiết
bị của đường hầm c̣n cần
thống nhất với ngành điện mới tránh
khỏi mọi sơ sẩy đáng tiếc
về sau.
Thứ
ba, về mặt quy hoạch, yêu cầu xử lư
sự cố điện năng luôn đ̣i
hỏi phải có biện pháp từ đầu.
Điển h́nh về quy hoạch mặt bằng
quanh hầm, nếu đơn vị quản lư
bỏ qua các tiêu chí luồng tuyến ứng
cứu, bổ sung hành lang đường điện
dự pḥng, sau vài năm, khi các công tŕnh xây
dựng dân sinh đă mọc lên, chắc chắn
việc thực thi sẽ rất khó. Về yêu
cầu kỹ thuật bố trí điện lưới
trong đường hầm, nếu ngành điện
hoàn toàn mù thông tin, khi có sự cố lớn,
khả năng hợp tác ứng cứu sẽ vô
cùng nan giải.
Theo
ông Nguyễn Hải, những phân tích kỹ
thuật trên cho thấy, việc nhập cuộc
của ngành điện tại dự án hầm
Hải Vân đă trở thành cấp thiết sau
sự kiện đục thông lớp vách đá
cuối cùng đang diễn ra. Những gian lao,
vất vả của lực lượng thi công
đào hầm giờ đây đă nhường
chỗ cho các hoạt động hoàn thiện
cuối cùng của dự án sao cho chất lượng
công tŕnh phải ở mức cao nhất. Từ
nhận thức đó, lănh đạo Công ty
Truyền tải điện 2 cho biết, sẽ
tiếp tục có công văn nhắc lại yêu
cầu phối hợp với đơn vị
quản lư để ngành điện miền Trung
có thể bắt tay ngay vào những phần
việc liên quan đến ḿnh. |