Dự án Hầm đường bộ Hải Vân

Trang chính| English | Sơ đồ | Sổ lưu niệm | Liên hệ

Sự kiện :: Các bài báo

Đấu thầu thành đấu giá?!

Hiện tượng phá giá trong đấu thầu xây dựng đang là một vấn đề nhức nhối. Theo Hiệp hội Nhà thầu VN, có những công trình có giá trúng thầu chỉ bằng chưa đầy 50% giá gói thầu như gói R5 dự án quốc lộ 18A, gói 2A hầm Hải Vân giá trúng thầu bằng 34,3%, còn gói 2B chỉ bằng 28,9% giá gói thầu theo dự án được duyệt. Có nhiều gói thầu chênh lệch giữa giá thắng thầu và giá gói thầu lên tới vài trǎm tỉ đồng, như gói thầu xây dựng dự án cảng Cái Lân. Nhà thầu dự án đường Bắc Ninh - Nội Bài bỏ giá thầu trên 600 tỉ đồng nhưng thắng thầu nhờ kèm theo một thư giảm giá tới 223 tỉ đồng...

"Cái chết từ từ"

Giá gọi thầu và giá trúng thầu có thể chênh lệch hàng trǎm tỉ đồng. Với nhiều nhà thầu xây dựng, phá giá đã trở thành cách thức hợp pháp chủ yếu để thắng thầu. Tuy nhiên, thắng thầu như vậy cũng chỉ có nghĩa một "cái chết từ từ" với nhà thầu và chất lượng công trình kém cho chủ đầu tư.

Theo tiến sĩ Vũ Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng VN, mặc dù bị chỉ trích là "uống thuốc độc để giải khát", nhưng phá giá vẫn được nhiều nhà thầu coi như biện pháp chủ yếu để thắng thầu. Ông Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn xây dựng VN cho biết có nhà thầu vào phút chót đã nộp phong bì giảm giá tới 50 tỉ đồng để trúng thầu với giá bằng chưa tới 60% giá thầu. Đây là những "thiệt thòi" mà có lẽ chỉ những người quản lý doanh nghiệp nhà nước mới dám tự nguyện gánh lấy. Với 5.000 nhà thầu xây dựng trên cả nước, với cung cách đấu thầu như thế này, khó ai có thể ước tính hết giá trị chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá gọi thầu của các dự án xây dựng trong mỗi nǎm.

Nguyên nhân của tình trạng phá giá có nhiều, nhưng yếu tố được nhiều nhà thầu nêu ra nhất (để tự bào chữa) là: Cần việc làm, cần có nguồn thu để cân đối các khoản chi trước mắt, dù rằng kết cục vẫn là thua lỗ. Và điều đáng kể nhất là: Pháp luật hiện không cấm các nhà thầu phá giá. Quy chế đấu thầu theo Nghị định 88/CP và 14/CP đều quy định nhà thầu nào có giá thấp nhất sẽ được công nhận là thắng thầu. Cũng theo ý kiến của ông Vũ Khoa, quy chế đấu thầu hiện nay thúc đẩy phá giá, tạo ra phong trào đại hạ giá trong đấu thầu. Mặc dù Pháp lệnh Giá đã được ban hành và có quy định chống bán phá giá, nhưng những quy định này còn chưa chính xác và đầy đủ, vì thế vào thời điểm này khó có thể áp dụng được cho riêng ngành xây dựng.

Trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư

Dù với động cơ nào, việc phá giá thầu với mức độ lớn như hiện nay không thể cho kết quả tốt đẹp. Hàng nǎm, chúng ta dành khoảng 30% GDP (tương đương 150.000 tỉ đồng) cho các công trình xây dựng. Hậu quả tai hại của việc phá giá nhưng trúng thầu là rất lớn: chất lượng công trình tồi tệ, tiến độ thi công kéo dài hàng chục tháng, có những công trình đã hoàn thành cả nǎm trời nhưng không thể thanh, quyết toán...

Với nhà thầu, trúng thầu như vậy chỉ là tránh khỏi "cái chết tức thì". Người ta biết rằng chi phí cho vật liệu trong công trình xây dựng đã chiếm từ 60% - 80% giá trị công trình. Như vậy không cần phải tính toán nhiều cũng thấy phá giá tới 50% thì khó nói tới lợi nhuận được. Nợ tồn đọng của một số doanh nghiệp xây lắp trong ngành giao thông đã lên tới con số nghìn tỉ đồng. Nếu nhà thầu xoay xở theo cách nào đó để có một khoản lợi nhuận thì trường hợp thường xảy ra là công trình sẽ được thi công không đúng thiết kế ban đầu. Vì vậy nhiều nước đã phải quy định giá dự thầu hợp lệ không được thấp hơn giá thành.

Tuy nhiên VN đang đi theo phương án khác. Để biện minh cho quy chế đấu thầu, một số quan chức đã dẫn ra ví dụ dự án đường 5, tuy giá trúng thầu thấp cách xa giá gọi thầu, nhưng nhà thầu vẫn có lãi! Tuy nhiên lập luận này chỉ làm rõ hơn một vấn đề khác trong đấu thầu: Nǎng lực của những người lập ra giá gói thầu quá thấp, giá gọi thầu quá cao so với thực tế và khoản lãng phí cũng là khó tưởng tượng được.

Chống phá giá, cách nào?

Ông Phạm Sĩ Liêm, Tổng thư ký Hội Xây dựng VN, cho rằng đối sách đầu tiên là phải sửa đổi, bổ sung qui chế đấu thầu theo hướng khi xét trúng thầu sẽ loại bỏ ngay giá dự thầu thấp hơn giá thành. Tiếp dó cần qui định chặt chẽ việc lập và thẩm định giá gói thầu, phần việc này phải do doanh nghiệp thầm định giá có đủ điều kiện và đủ thẩm định viên về giá thực hiện.

Để việc đấu thầu được tổ chức một cách chuyên nghiệp, ông Liêm đề nghị thành lập trung tâm giao dịch xây dựng đặt tại hai đầu Hà Nội và TPHCM. Đây là mô hình Trung Quốc đang áp dụng thành công, có nhiệm vụ tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát các hoạt động đấu thầu và ký kết các hợp đồng xây dựng. "Giải pháp đưa ra giá sàn hoặc giá trần chưa phải đã tốt - theo Đại tá Phạm Gia Thọ, Tổng giám đọc Tổng công ty Thành An (Bộ Quốc phòng), muốn có một giá xét thầu được duyệt phải thông qua nhiều công đoạn: lập, thẩm định, ký duyệt, đóng dấu nên khó có thể giữ bí mật tuyệt đối và hiện tượng chạy chọt mua bán giá xét thầu không thể tránh khỏi.

Mặt khác, do chất lượng hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán thiết kế nhiều công trình chưa đạt yêu cầu nên khi lập giá xét thầu sẽ bộc lộ những sai sót nhất định. ông Thọ đưa phương án đấu thầu hai túi hồ sơ, chỉ những nhà thầu đạt điểm kĩ thuật qui định mới mở đến túi về giá để xét thầu. Ngoài ra cần bổ sung khái niệm "giá bỏ thầu trung bình". Thống kê các gói thầu quốc tế tại nước ta cho thấy giá bỏ thầu trung bình đều có chỉ số nhỏ hơn giá được tính đúng từ 8-12%, vì vậy coi đây là cẻn cứ để xét thầu và chỉ khi nào mở thầu hết mới tính được chỉ số này nên tình trạng móc ngoặc mua bán giá xét thầu sẽ chấm dứt. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng đấu thầu chi là một phương thức lựa chọn nhà thầu có đủ nẻng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Còn khâu quan trọng có tính chất quyết định phải là khâu hợp đồng và quản lý việc thực hiện hợp đồng. Chỉ như vậy mới đem lại hiệu quả trực tiếp về mục tiêu tiến độ chất lượng lẫn giá cả của gói thầu, chứ không phải cứ trúng thầu là xong mọi chuyện như lâu nay.

VDC/tat -11/10/2002

Đầu trang

 

  - 2005/HVTP Webmaster -