Hơn
100 công nhân ở hầm Hải Vân đ́nh công
 |
Công trường
vắng lặng dù đang giờ làm
việc. |
Trong các ngày 5-7/8, 119 công nhân
đang làm việc tại đường hầm
Hải Vân thuộc gói thầu A1 (Bắc Hải Vân)
đă không đến công trường. Việc
khoan đào đường hầm chính và lánh
nạn v́ thế bị ngưng trệ. Hiện các
bên vẫn chưa t́m được tiếng nói
chung.
Theo phản ánh của công
nhân, trước đây họ làm việc 2 ca, ca
1 bắt đầu từ 19h hôm trước đến
7h sáng hôm sau. Trong 12 giờ đó, có 1 giờ
nghỉ ăn cơm, 6 giờ lao động chính,
5 giờ làm thêm và được hưởng
phụ cấp làm thêm giờ. Nhưng ngày 4/8, cán
bộ phụ trách tiền lương của liên
danh đă buộc công nhân nghỉ 2 giờ và
trừ lương giờ nghỉ đó. Người
lao động chỉ được kư vào
bảng lương mà không biết ḿnh bị
trừ bao nhiêu tiền. Đặc biệt,
những công việc nặng như khoan hầm,
nạp ḿn, vận hành các thiết bị máy khoan
hầm đều do lao động Việt Nam làm,
nhưng mức lương của họ luôn cách
biệt với công nhân nước ngoài như
Nhật, Indonesia.
Sáng
7/8, 28 người đại diện cho hơn
100 công nhân đă viết đơn kiến
nghị gửi tới nhà thầu với
nội dung:
1- Mỗi ca làm
việc 11 giờ (6 giờ chính, 5 giờ làm
thêm), trừ 1 giờ nghỉ.
2- Trang bị bảo
hộ lao động phải đầy
đủ như ủng, quần áo, mũ ḷ,
mặt nạ chống bụi...
3- Tăng lương
cơ bản cho thợ hầm ḷ. Hầm càng
vào sâu, điều kiện làm việc càng
nóng bức, ngột ngạt, thông gió quá
yếu, nên phải tăng tiền bồi dưỡng
độc hại cho công nhân.
4- Chấm dứt thái
độ cư xử thiếu tôn trọng
của kỹ sư Momizama, chuyên gia kỹ
thuật phụ trách việc thi công
đường hầm chính, đối
với người lao động.
5- Trả lương
đúng hạn như đă ghi trong hợp
đồng.
|
Công tác bảo hộ cho công
nhân không đảm bảo. Công việc luôn
diễn ra trong ḷng đường hầm sâu 1,5
km, dày đặc khói ḿn, bụi xe, than khí
nhiều, nhưng khẩu trang của họ
chỉ có tác dụng lọc bụi chứ không
phải chống khí độc. Trang phục
bảo hộ cũng chỉ được
cấp một lần, c̣n giày phải tự mua.
Mỗi tháng công nhân được nhận 130.000
đồng tiền phụ cấp bồi dưỡng
độc hại. Theo họ, đây là cách tính
toán sai của nhà thầu bởi theo quy định,
phụ cấp ngành nghề cho công nhân làm tại
đường hầm là 70% mức lương
thực nhận, nhưng nhà thầu chỉ tính trên
mức lương tối thiếu của Việt
Nam là 210.000 đồng.
Phần lớn công nhân
rất bức xúc trước hành vi đối
xử của chuyên gia Nhật. Việc đá,
bạt tai, chộp ngực áo... công nhân Việt
Nam xảy ra thường xuyên, nhưng không ai
đứng ra bảo vệ họ v́ đến
nay tại đây vẫn chưa có tổ chức
công đoàn. Gần đây, tại công trường
đă xảy ra vụ chuyên gia Nhật (tên
Yoshizama) đánh vẹo xương sườn công
nhân Đinh Xuân, 54 tuổi. Cả hai người
này đă bị liên danh cho nghỉ việc.
Ngày 7/8, Ông Phạm Văn
Được, ủy viên thường vụ, trưởng
ban kinh tế - xă hội Liên đoàn Lao động
tỉnh Thừa Thiên - Huế đă có buổi làm
việc với nhà thầu. Ông Được cho
biết, hiện đơn vị này vẫn chưa
có tổ chức công đoàn cũng như đoàn
thanh niên. Theo quy định, trong thời hạn 6
tháng thành lập phải ra đời tổ
chức này. Do vậy người lao động
đấu tranh để tự bảo vệ ḿnh
một cách tự phát, dẫn tới việc
đ́nh công chưa đúng tŕnh tự luật
định (chưa có một văn bản chính
thức nào với những yêu sách cụ thể).
Ông Được cũng khẳng định
để tránh t́nh trạng trên tái diễn, liên
đoàn lao động tỉnh sẽ tích cực làm
việc với lănh đạo liên danh, họp công
nhân để sớm ra đời tổ chức
công đoàn, bảo vệ quyền lợi người
lao động. |